Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

DỊCH VỤ DIỆT RUỒI TẬN GỐC

Ruồi truyền bệnh gì? Cách phòng chống

Ruồi truyền bệnh gì?
Các bệnh mà ruồi đóng vai trò lây nhiễm bao gồm bệnh qua đường tiêu hóa như lỵ trực trùng, lỵ amíp , tả, thương hàn, giun đũa, giun tóc, ấu trùng sán lợn; bệnh về mắt như mắt hột, nhiễm khuẩn mắt, bệnh giun mắt Thelazia; bệnh ngoài da như viêm da cấp tính, nấm da, bệnh phong (hủi).


Quả thực, những vị khách bất đắc dĩ này sẽ gây quá nhiều phiền toái cho chúng ta và chính chúng làm cho bữa tiệc kém hấp dẫn và còn gây hậu quả nghiêm trọng thậm chí truyền dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả.

Phòng chống ruồi bằng cách nào?

Để có được bữa ăn an toàn, ngon miệng và tránh dịch bệnh theo đường tiêu hóa do ruồi truyền, chúng ta cần tích cực phòng chống ruồi bằng sử dụng các biện pháp sau:

Cải thiện vệ sinh môi trường:
+ Làm giảm hoặc loại trừ nơi đẻ trứng của ruồi bằng cách vệ sinh chuồng trại gia súc, gia cầm, quản lý phân và chất thải con người, xử lý rác thải tốt.

+ Làm giảm nguồn thu hút ruồi từ nơi khác đến như mùi của thức ăn, mùi của các ổ đẻ của ruồi.

+ Đề phòng sự tiếp xúc của ruồi và mầm bệnh như hố xí, người ốm và chất thải của họ, lò mổ, động vật chết...

+ Bảo vệ không cho ruồi tiếp xúc với thức ăn, vệ sinh nhà ăn...

- Diệt ruồi:
+ Phương pháp vật lý như đập ruồi, bẫy ruồi bằng bẫy đèn, bẫy dính, bẫy nước, lưới điện...

+ Phương pháp hóa học như bả ruồi, phun thuốc diệt ruồi trưởng thành hay diệt dòi.

Có thể tự làm bẫy diệt và chống ruồi

Theo Viện Sốt rét, ký sinh trùng & côn trùng, người dân có thể tự làm nhiều loại bẫy diệt ruồi. Thời gian khắc nghiệt đối với đời sống của ruồi (mùa đông, lúc mưa gió) chính là lúc mật độ ruồi thấp, kết quả thu được sẽ lớn hơn.

Dùng cóng bẫy trứng ruồi
Quét dọn vệ sinh sạch sẽ để ruồi không có chỗ đẻ trứng. Đặt cóng bẫy trứng ở những nơi mật độ ruồi cao (chợ, các nhà hàng ăn uống) để thu hút ruồi cái vào cóng đẻ trứng, rồi thu hồi trứng đem đốt hoặc giội nước sôi. Cóng bẫy trứng là các chai lọ, hộp có miệng hình tròn (có thể dùng chén hạt mít), đặt phễu lên miệng cóng. Trong cóng đặt 1 thìa càphê sữa bò hoặc nước cháo cám để hấp dẫn ruồi cái đẻ. Đặt cóng khoảng 8-9h, thu hồi khoảng 17h, hàng ngày mỗi cóng có thể thu được hàng vạn trứng (1ml=6.000 trứng).

Nhựa dính bẫy ruồi


Có thể pha chế theo thành phần: Nhựa thông (2gr), dầu thực vật (2gr), đường hoặc mật ((7gr), nước (10gr). Đun nhỏ lửa cho nhựa thông chảy ra rồi đổ dầu, đường mật và nước vào quấy đều lên. Phết nhựa dính lên mảnh bìa cứng, đem đặt ở những nơi ruồi tập trung để bẫy ruồi.

Một cách khác: Nhựa thông 12gr, dầu thực vật 6gr, mỡ tra máy 2gr. Đun nhỏ lửa cho nhựa thông chảy ra, đổ dầu vào mỡ và quấy đều. Phết nhựa dính vào mảnh bìa cứng, những băng giấy (5 x 40cm) hoặc lấy sợi dây gai (40cm) tẩm vào nhựa dính. Đem đặt hoặc treo ở những nơi ruồi tập trung đậu nghỉ ban đêm để bẫy chúng. Cứ 5-10cm2 treo 1 sợi dây gai hoặc 1 băng giấy. Khi mật độ ruồi dày đặc trên nhựa thì đem đốt huỷ.

Rèm cửa rất tác dụng ngăn cản ruồi và các côn trùng khác. Đối với trẻ sơ sinh, nên sử dụng chụp chống ruồi cho bé.

Ruồi nhà và một số biện pháp phòng chống.

Loài ruồi nhà thường gặp có tên khoa học là Musca domestica, sống rất gần gũi với loài người trên toàn thế giới. Chúng thường được tìm thấy ở những khu dân cư hoặc súc vật sinh sống, nơi có nhiều thực phẩm và chất thải. Ruồi nhà ăn thực phẩm của người và chất thải vì thế chúng có thể mang và phát tán nhiều loại mầm bệnh khác nhau như ỉa chảy, bệnh nhiễm trùng da và mắt.

* Vòng đời:
Vòng đời của ruồi trải qua 4 giai đọan: trứng, dòi, nhộng và ruồi trưởng thành. Tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường mà từ trứng nở thành ruồi trưởng thành thường mất từ 3 – 5 ngày. Ruồi trưởng thành có đời sống khỏang 1-2 tháng, ở điều kiện thích hợp có thể sống đến 3 tháng.
  Ruồi nhà có sức sinh sản khá nhanh và mạnh, ruồi cái có thể đẻ đến 150 trứng trong vòng 5-6 ngày. Nên quần thể ruồi nhà có thể bùng phát số lượng trong vòng vài tuần.
Trứng ruồi thường được đẻ thành khối trên chất hữu cơ như phân bón, rác rưởi. Trứng sau khi đẻ sẽ nở trong vòng vài giờ. Dòi non chui lúc nhúc trong phân và rác rưởi. Dòi ruồi dài và mảnh, màu trắng, không có chân, phát triển rất nhanh, lột xác 3 lần rồi thành nhộng. Giai đọan nhộng thường kéo dài từ 2-10 ngày, đến ngày cuối, ruồi con đẩy mở đỉnh của bao nang nhộng, xé bao nang và chui ra ngòai. Ngay sau khi nở, ruồi giang cánh để khô và cứng cơ thể. Chỉ vài ngày sau khi nở, ruồi có thể sinh sản.

 Một số tập tính của ruồi:

   Ruồi trưởng thành có màu xám đen, dài 6-9 mm và có 4 sọc đen kéo dài trên tấm lưng của các đốt ngực. Kiểu miệng liếm hút. Cả ruồi đực và cái đều ăn tất cả thức ăn, rác rưởi, chất thải của người và cả phân động vật. Nước là chất thường ngày không thể thiếu của ruồi, ruồi sẽ chết nếu sau 48 giờ không hút nước. Một ngày ruồi cần ăn 2-3 lần.

   Ruồi họat động chủ yếu vào ban ngày khi chúng ăn và giao phối, về đêm bình thường ruồi đậu yên. Ban ngày, khi không tìm thức ăn, ruồi thường trú đậu ở sàn nhà, tường, trần nhà, cũng như ngòai bờ rào, hần nhà xí, thùng rác, dây phơi quần áo, thảm cây thấp … Ruồi thường tập trung ở các điểm tìm kiếm thức ăn, nơi giao phối, nơi đẻ trứng và nơi trú đậu. Ban đêm ruồi ưa đậu ở trần nhà và những cấu trúc treo cao khác, nhìn chung gần với nơi kiếm ăn, nơi đẻ và tránh được gió.


Ảnh hưởng của ruồi đối với sức khỏe cộng đồng:

   Khi ruồi nhiều quá nó sẽ gây rất khó chịu cho con người làm việc và nghỉ ngơi. Ruồi với chất bẩn mang trên thân, chân, vòi … làm bẩn nhà cửa, đồ đạc. Sự có mặt của chúng là dấu hiệu của điều kiện mất vệ sinh.

Ruồi mang mầm bệnh khi chúng kiếm ăn. Mầm bệnh có thể dính bề mặt ngòai cơ thể ruồi và có thể được nuốt vào trong dạ dày với thức ăn. Mầm bệnh được truyền đến người khi ruồi tiếp xúc với người và thức ăn Đa số mầm bệnh do ruồi truyền đều nhiễm trực tiếp qua đường thức ăn, nước uống …

   Những bệnh do ruồi truyền như kiết lỵ, ỉa chảy, thương hàn, tả và một số bệnh giun sán, nhiễm trùng mắt và một số bệnh ngoài da như mụn cóc, nấm, phong.


Các biện pháp phòng chống:  

Có thể diệt ruồi trực tiếp bằng hóa chất diệt côn trùng hoặc bằng các biện pháp vật lý như bẫy tấm dính, vỉ đập, vỉ điện. Dù bằng cách nào cũng cần phù hợp với điều kiện vệ sinh môi trường.

1.Vệ sinh môi trường:

        -Làm mất hoặc làm giảm nơi đẻ trứng của ruồi: Cần có rãnh thóat nước, phân, nền sàn nên làm bê tông và xối sạch hàng ngày ở chuồng trại súc vật, gia cầm. Thu dọn phân thành đống và đậy lại bằng tấm nhựa và có điều kiện nên làm khô phân trước khi ruồi có thời gian đẻ và phát triển. Làm tấm đậy các hố xí hở, và nên xây dựng những hố xí kín ở những khu dân cư. Rác rưởi và các chất thải hữu cơ cần làm sạch triệt để bằng cách thu dọn vào vật chứa, chuyên chở và xử lý đúng cách.

        -Làm giảm những nguồn thu hút ruồi từ nơi khác đến: Ruồi thường được thu hút bởi mùi phát ra từ các ổ đẻ của chúng, mùi sinh ra từ thức ăn cá, xương, đường mía, sữa, hoa quả lên men …Cần giảm và làm sạch những chất này.

       -Đề phòng sự tiếp xúc giữa ruồi và mầm bệnh: Nguồn mầm bệnh của người và động vật bao gồm phân của người và động vật, rác thải, cống rãnh, mắt đau, chỗ lở loét, vết thương mổ …

       -Bảo vệ không cho ruồi tiếp xúc với thức ăn, đồ dùng nhà ăn và với người: Đậy kín chạn bát, thức ăn. Làm lưới cửa ra vào và cửa sổ cũng như chụp màn để bảo vệ trẻ con khi ngủ để không cho ruồi và các côn trùng khác vào.

2.Phương pháp vật lý:

     Chúng ta có thể sử dụng những lọai bẫy ruồi như: bẫy ruồi, bẫy dính, bẫy điện…Sử dụng các chất hấp dẫn ruồi đến ăn và ruồi sẽ bị nhốt trong bẫy ruồi, bị dính vào các chất dính hoặc bị điện giật chết.

3.Phương pháp hóa học:

   Một số biện pháp hóa học như sử dụng hộp Dichlorvos bốc hơi, bả diệt ruồi, phun tồn lưu, phun không gian, phun hóa chất diệt dòi vào ổ đẻ của ruồi …Những biện pháp này diệt ruồi rất nhanh, được áp dụng khi có dịch tả, kiết lỵ, đau mắt, nhưng hạn chế sử dụng bởi vì ruồi phát triển tính kháng hóa chất rất nhanh.

   Một số hóa chất sử dụng làm bả diệt ruồi như các hợp chất phospho hữu cơ (dichlovos, diazinon, malathion …); hợp chất carbamat (propoxur, formaldehyd ..).Các hóa chất sử dụng để phun tồn lưu hoặc phun không gian như các hóa chất nhóm pyrethroid: Alphacypermethrin, cyfluthrin,deltamethrin, permethrin, lambdacyhalothrin …

4.Phương pháp dân gian:

   Ruồi thích ánh sáng thường ban ngày, như do ruồi có mắt kép phản xạ nhanh với ánh sáng phản chiếu bởi loại gương cầu. Vì vậy người ta cho nước sạch vào túi nylon, treo trong nhà, ruồi bay qua bay lại gặp phải ánh sáng phản quang từ các túi nylon đựng nước, ruồi sợ và bay xa. Đây là biện pháp các quán hàng ăn uống thường sử dụng rất có hiệu quả.

Công ty phun diệt Ruồi - Côn trùng chuyên nghiệp

PHUN DIỆT RUỒI & CÔN TRÙNG GÂY HẠI
alt 






TPHCM (TRỤ SỞ CHÍNH)


 CÔNG TY TNHH TM - DV – VT – XD HẢI ÂU
 Địa chỉ: 36/10 – Đường Phạm Văn Chiêu – F9 – Quận Gò Vấp 
Điện thoại : 08.22.28.53.54 -08.22.47.21.56 - 0938.521.939.
GĐKKD : 4102070076
MST       : 0307550275

Emaill:dichvuhaiau@ymail.com




CHI NHÁNH ĐỒNG NAI


VPDD:Biên Hòa – Đồng  Nai
Địa Chỉ ; số 10 Cư Xá Nông lâm – TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai
Tell  : 0948-35-55-66 (Mr Thoại)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét